Con người - Nhân tố quyết định chất lượng

Con người - nhân tố quyết định chất lượng

Gặp Cô chỉ một lần nhưng tôi không sao quên được những ấn tượng về một người phụ nữ nhỏ nhắn, tuy bận rộn nhưng lúc nào cũng điềm tĩnh giải quyết công việc – Cô Ngô Ngọc Dung - Hiệu trưởng Cơ sở Ngoại ngữ Hội Nghiên cứu – Dịch thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

Xin chào Cô, xin cám ơn Cô đã dành thời gian quý báu cho cuộc trò chuyện hôm nay.

 Điều gì đã giúp cô gắn bó với Cơ sở Ngoại Ngữ của  Hội Nghiên cứu – Dịch thuật Thành phố Hồ Chí Minh?

Không giống với bất kỳ Cơ sở ngoại ngoại ngữ nào khác, Cơ sở Ngoại ngữ Hội Nghiên cứu - Dịch thuật đã được thành lập từ rất sớm - năm 1980. Vào thời điểm đó, đây là cơ sở đầu tiên và duy nhất dạy tiếng Anh tại TP.HCM. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh lúc bấy giờ đã xin Trung ương thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Dịch thuật (nay là Hội Nghiên cứu – Dịch thuật) để tập hợp số trí thức miền Nam sau ngày miền Nam giải phóng để anh, chị, em có điều kiện làm việc, ổn định phần nào về mặt vật chất và sinh hoạt tinh thần. Cho đến nay, nơi này vẫn là một mái nhà chung bình yên và ấm áp. Cô thích không khí., môi trường làm việc nơi đây vì đây là ngôi trường không đặt yêu cầu lợi nhuận mà lấy chất lượng đào tạo làm mục tiêu hang đầu. Bên cạnh đó là tình cảm mọi người dành cho nhau, không phân biệt chức vụ hay bất kỳ điều gì khác.

 Sau hơn 30 năm hoạt động, Cô có thể đánh giá như thế nào về Cơ sở Ngoại ngữ?

Trải qua nhiều biến động và chuyển mình của đất nước, của ngành Giáo dục Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay cùng với trên 600 cơ sở, trung tâm, trường ngoại ngữ đang hoạt động trên địa bàn Thành phố, Cơ sở Ngoại ngữ Hội Nghiên cứu – Dịch Thuật vẫn đứng vững, ổn định, tồn tại có uy tín trong lĩnh vực đào tạo ngoại ngữ. Đó là niềm tự hào hết sức lớn lao không chỉ của riêng Cô.

 Xin Cô cung cấp thêm về đội ngũ giáo viên cũng như chương trình đào tạo của Cơ sở Ngoại ngữ?

Cơ sở Ngoại ngữ Hội Nghiên cứu - Dịch Thuật có trên 50 giảng viên và cộng tác viên đều tốt nghiệp Đại học chuyên ngành ngoại ngữ, thường xuyên giảng dạy tại các điểm trường có liên kết với Hội như: Đại học Sài Gòn, Trung học Cơ sở Khánh Bình (Quận 8), Trung học Cơ sở Khánh Hội A (Quận 4). Các điểm trường này đào tạo đa dạng từ các chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo (cấp độ A, B, C), các lớp anh văn thiếu nhi để thi các chứng chỉ: Starters, Movers, Flyers do Hội đồng khảo thí tiếng Anh Đại học Cambridge tổ chức, các lớp anh văn căn bản để củng cố, ôn luyện ngữ pháp và vốn từ vựng cho học sinh đang học tại các trường phổ thông, rèn luyện các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Riêng tại trụ sở chính của Hội, các lớp chuyên biệt như biên, phiên dịch chuyên sâu đang được giảng dạy.

Ngoài ra, đứng trước nhu cầu ngày càng bức thiết về việc nâng cao ngoại ngữ cho cán bộ, nhân viên, nhiều công ty cũng như cơ quan nhà nước đã ký với Cơ sở Ngoại ngữ nhiều hợp đồng đào tạo dài hạn.

 Đâu là sự khác nhau giữa Cơ cở Ngoại ngữ của Hội Nghiên cứu – Dịch thuật và những cơ sở  ngoại ngữ khác?

Như trên Cô đã nói, sự khác nhau chính là mục tiêu – không lấy lợi nhuận làm hang đầu. Đối tượng phục vụ là luôn nhắm đến đối tượng nghèo, có thu nhập trung bình và thấp, do đó giá học phí luôn được tính toán mức thấp nhất để người công nhân, lao động, học sinh, sinh viên nghèo có thể học được và chất lượng đào tạo luôn được đảm bảo. Ngoài ra, Cơ sở Ngoại ngữ của Hội còn dạy miễn phí cho học sinh khuyết tật do Trung tâm Bảo trợ - Dạy nghề và Đào tạo việc làm cho người khuyết tật Thành phố Hồ Chí Minh giới thiệu.

Ngoài ra, là cơ sở Ngoại ngữ của Hội Nghiên cứu – Dịch thuật nên mục tiêu lâu dài và xuyên suốt của cơ sở là mở các lớp biên, phiên dịch, luyện dịch ngữ pháp, luyện dịch báo chí, thông dịch viên…để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và dịch thuật của Hội. Không một nơi nào khác mà chính tại Hội với nguồn lực về con người là đội ngũ giảng viên có phương pháp sư phạm, có kinh nghiệm với công tác biên, phiên dịch, thông dịch sẽ là những nhân tố quyết định trong quá trình đào tạo ra một đội ngũ biên, phiên dịch, thông dịch viên đầy đủ năng lực, phẩm chất phục vụ cho nhu cầu của thị trường và góp phần vào quá trình hội nhập của đất nước.

 Có nhiều người đầu tư vào giáo dục để thu về lợi nhuận. Ý kiến của Cô như thế nào?

Về tầm vĩ mô thì hoàn toàn đúng – đầu tư vào giáo dục là sự đầu tư có lợi nhất. Giáo dục, đào tạo tạo ra sản phẩm là những con người có đủ năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức để phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Thế nhưng, nếu hiểu đầu tư vào giáo dục là để kinh doạnh, để mang lại lợi nhuận thì cô hoàn toàn không đồng ý. Sản phẩm của giáo dục không phải như bất kỳ sản phẩm nào khác để có thể sửa lại cho đẹp khi bị xấu, hay sửa lại cho đúng khi lỡ bị sai.

Cơ sở Ngoại ngữ của Hội tuy còn thiếu thốn nhiều về cơ sở vật chất nhưng có được những con người có tài và có tâm. Chính cái tâm và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ giảng viên là một tài sản quý báu không chỉ giúp học viên nâng cao trình độ ngoại ngữ mà còn vun đấp một một thái độ sống tích cực, hoàn thiện bản thân để trở thành một công dân tốt, có ích.

Tất nhiên trong đào tạo cũng phải cần tính toán đến cân đối thu chi nhưng chắc chắn lợi nhuận không phải là mục đích chính. Cơ sở ngoại ngữ chú tâm đến việc đào tạo ra những con người có đầy đủ phẩm chất, năng lực không những góp phần vào sự phát triển của Hội mà còn một mục đích quan trọng hơn đó là đóng góp tích cực vào quá trình hội nhập và phát triển của thành phố. xút vảy natri hydroxit

Xin cám ơn Cô và chúc Cô có thật nhiều sức khỏe!                                                       Đ.T.T

liên hệ trực tuyến

Hot line: (08)39 325 473
Hot line: (08)39 325 407

Đăng nhập

Tên đăng nhập 
Mật khẩu